Máy cắt gỗ công nghiệp
Tất cả các xưởng sản xuất gỗ công nghiệp hiện đại đều phải có máy cắt gỗ công nghiệp. Thiết bị là giải pháp lý tưởng để giảm chi phí nhân công, giúp căn chỉnh và cắt thanh gỗ đạt độ chính xác cao nhất. Nhưng tùy vào quy mô sản xuất, điều kiện tài chính mà mua chiếc máy phù hợp.
Một số dòng máy cắt phổ biến như:
- Máy cắt gỗ CNC vi tính 12 dao có bàn cấp phôi hoặc không cấp phôi
- Máy CNC 12 dao có cụm đầu khoan 9 mũi không có bàn cấp nhả phôi hoặc có bàn cấp nhả phôi tự động
- Máy CNC 12 dao hai bàn cắt
- Máy cắt gỗ công nghiệp CNC 02, 03, 04 Spindle độc lập không có bộ nhả phôi/ có bàn cấp nhả phôi…
- Máy cưa bàn trượt có thể cắt nhỏ lẻ, cắt theo nhiều hình dạng khác nhau, cắt nghiêng, cắt dọc, cắt rãnh… độ chính xác cao
- Máy cưa Panel là loại máy cưa gỗ khổ lớn, được dùng rất nhiều trong cắt ván MDF, gỗ ép, gỗ dán, có loại máy 1 lưỡi cưa hoặc 2 lưỡi cưa
Máy nén khí
Trong xưởng sản xuất gỗ công nghiệp, máy nén khí có tác dụng vận chuyển mạt cưa và vỏ bào hoặc tẩm thấm gỗ, dùng để thao tác dụng cụ khí ( dụng cụ khắc gỗ, khoan, đóng đinh, đánh bóng, bào soi, mài bóng, xiết đinh vít…)
Máy khoan lỗ
Máy khoan lỗ có tác dụng tạo lỗ khoan cực kỳ nhanh chóng, độ chính xác cao, chuẩn kỹ thuật thiết kế. Từ đó giảm thiểu chi phí nhân công và thời gian hoàn thiện cho xưởng sản xuất. Các loại máy như:
- Máy khoan ngang 6 mũi
- Máy khoan ngang 10 mũi
- Máy khoan đứng và ngang 24 mũi
- máy khoan ngang và nghiêng
- Máy khoan 2 đầu
- Máy khoan tự động 3 chiều
- Máy khoan 6 trục
- Máy khoan CNC khoan lỗ cam cạnh ngang sử dụng tia hồng ngoại xác định tâm lỗ khoan
Máy ép gỗ
Máy ép gỗ là thiết bị không thể thiếu trong một xưởng nội thất gỗ công nghiệp. Máy ép gỗ được dùng để ép các tấm ván gỗ, gỗ viên, gỗ vụn… thành tấm ván gỗ công nghiệp mới với kích thước, độ dày như mong muốn. Ngoài ra, thiết bị này cũng có thể dùng để ép laminate, ép veneer lên bề mặt của tấm ván gỗ.
Có 2 loại máy ép gỗ có 2 loại: máy ép nguội và máy ép nóng.
- Máy ép nguội có bàn ép nguội, thực hiện loại ép từ trên xuống và từ dưới lên, dễ dàng ép được cả những ván gỗ có độ dày lớn. Các loại như: máy ép nguội 50 tấn, 60 tấn. Thiết bị phù hợp với nhà xưởng sản xuất gỗ công nghiệp nhỏ lẻ.
- Máy ép nóng có bàn ép nóng, tấm gỗ được ép với nhau ở nhiệt độ cao. Người vận hành có thể chủ động điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Tuy nhiên quy trình ép sẽ tốn nhiều thời gian hơn do phải chờ đợi máy đạt nhiệt độ cần thiết. Các sản phẩm như: máy ép nguội thủy lực 1 lớp 100/120/160 tấn, máy ép nguội thủy lực 3 lớp 100/120/160 tấn. Dòng sản phẩm mày sẽ hợp với xưởng sản xuất đồ nội thất công nghiệp quy mô rộng lớn.
Máy chà nhám
Máy chà nhám được dùng để chà mịn, đánh bóng mặt phẳng của sản phẩm trước khi phun sơn, dán gỗ, tấm nhựa hoặc dán keo… Khi bề mặt sản phẩm được chà mịn, lớp sơn sẽ lì và bám chắc, mịn màng giúp tính thẩm mỹ và độ bền của các đồ dùng nội thất gỗ công nghiệp.
Hiện nay, máy chà nhám trên thị trường rất đa dạng. Có loại cầm tay hoặc cố định, loại dùng điện hoặc dùng khí. Tuy nhiên với các xưởng gỗ công nghiệp quy mô lớn, thường sử dụng các loại máy chà nhám cố định, chạy bằng điện. Phổ biến hiện nay là:
- Máy chà nhám thùng
- Máy chà nhám cạnh bo tròn
- Máy chà nhám cong
- Máy chà nhám băng
- Máy chà nhám bo
- Máy chà nhám trục mút
Máy dán cạnh
Máy dán cạnh hay còn gọi là máy dán chỉ được sử dụng trong xưởng gỗ nhằm mục đích dán cạnh gỗ, ván ép, cạnh của các đồ dùng nội thất gỗ công nghiệp như giường, tủ, bàn, ghế… giúp cho bề mặt sản phẩm bóng mượt, đảm bảo đúng kỹ thuật và tính thẩm mỹ của sản phẩm khi đến tay khách hàng.
Hiện nay trên thị trường có các loại máy dán cạnh từ 4 chức năng đến 13 chức năng. Tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất của mỗi xưởng có thể lựa chọn dòng máy phù hợp như:
- Máy dán cạnh 4 chức năng bao gồm: sấy phôi, phết keo dán cạnh, sửa tinh, đánh bóng
- Máy dán cạnh 5 chức năng bao gồm: dán cạnh, cắt đầu đuôi thừa, sửa tinh, cạo cạnh, đánh bóng bề mặt
- Máy dán cạnh 6 chức năng bao gồm: dán cạnh, cắt đầu đuôi, sửa thô và tinh, cạo cạnh, đánh bóng, bo góc
- Máy dán cạnh 8 chức năng bao gồm: dán cạnh, cắt đầu đuôi, sửa thô và sửa tinh, cạo cạnh, đánh bóng, bo góc, soi rãnh, phay cạnh tốc độ cao.
Một số xưởng sản xuất gỗ công nghiệp nhỏ lẻ có thể tham khảo những mẫu máy dán cạnh cầm tay để tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, trong xưởng sản xuất cũng có một số máy móc cần thiết khác như: hệ thống máy bào, máy cắt phay, máy cắt mộng, máy ghép – chép hình, máy làm gỗ ghép, máy lăn keo, hệ thống máy hút bụi cho xưởng sản xuất…
Phần mềm phụ trợ
Ngoài các trang bị phần cứng, máy móc thì các xưởng gỗ công nghiệp cũng cần trang bị các hệ thống phần mềm thiết kế, phân tích bóc tách, chạy code CNC,… Các phần mềm thiết kế nội thất và sản xuất nội thất sẽ giúp các xưởng gỗ tối ưu được nguyên liệu, thời gian sản xuất, cắt giảm chi phí nhân lực, hơn nữa, một số phần mềm còn có các tính năng hỗ trợ mô phỏng 3D trong thời gian ngắn giúp việc tư vấn khách hàng hiệu quả và nhanh chóng.
Giao diện phần mềm Haixun
Một số phần mềm tiêu biểu có thể nói tới như phầm mềm Cabinet Vision, Haixun, Pytha, … Đây đều là các phần mềm đã và đang được sử dụng phổ biến tại nhiều xưởng, doang nghiệp nội thất tại Việt Nam và trên toàn cầu và mang lại hiệu quả cao.
Trên đây là các trang bị máy móc, phần mềm mà Nghề nội thất cho rằng mọi xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp cần có để đảm bảo hiệu suất và tính cạnh tranh. Quý khách có nhu cầu về phần mềm và thiết bị ngành gỗ có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất:
Trang tin tức Nghề nội thất
Trung tâm thương mại Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0868934576