Trong thế giới các sản phẩm nội thất, có lẽ phổ biến nhất chính là các sản phẩm từ gỗ ván MDF. Vậy gỗ MDF là gi? Đặc điểm ra sao? Và vì sao chúng lại phổ biển tới vậy? Hãy cùng nghenoithat.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây
MDF là gì?
MDF là tên viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard, tức là một loại gỗ ép công nghiệp. Loại gỗ này được sản xuất từ quá trình liên kết các sợi gỗ bằng keo tổng hợp. Thành phần chính của lớp cốt gỗ trong tấm gỗ MDF là các sợi gỗ được lấy từ các loại gỗ mềm. Ngoài ra còn có các thành phần gỗ cứng khác.
Có hai quy trình sản xuất gỗ MDF ép thông thường là sản xuất khô và sản xuất ướt. Tùy vào ứng dụng và mong muốn của khách hàng mà nhà sản xuất sẽ có quy trình sản xuất sản phẩm phù hợp. Hiện nay, người ta đã phát triển công nghệ kiểm soát độ ẩm trong tấm gỗ MDF giúp cho khả năng ứng dụng và mức độ ưa chuộng được tăng cao.
Ưu nhược điểm của gỗ ép MDF
Tấm gỗ MDF có thể đem lại nhiều ưu điểm hơn tấm ván dăm mà ta có thể thấy được. Trước hết là giá thành của tấm ván gỗ công nghiệp thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên mà chất lượng lại không hề thua kém. Hơn nữa, gỗ MDF còn không bị cong vênh, hay mối mọt như gỗ tự nhiên. Bề mặt của tấm MDF bằng phẳng đem lại nhiều công dụng.
Hơn thế, quá trình sản xuất một tấm MDF khá nhanh chóng nên có thể cung cấp một số lượng lớn sản phẩm nếu cần. Bề mặt phẳng của nó giúp chúng ta có thể sơn, vẽ hay phủ những lớp hoa văn trang trí như vân gỗ, tạo nét thẩm mỹ cực cao.
Bên cạnh ưu điểm, ta có thể thấy một số điểm trừ của tấm MDF như không có độ dẻo dai mà chỉ có độ cứng. Những tấm MDF thông thường thì không có khả năng chống ẩm, chịu nước mà những tấm MDF màu xanh mới có khả năng chống ẩm. Vì là tấm gỗ được sản xuất công nghiệp từ nhiều thành phần nên chúng ta không thể khắc hay chạm trổ trực tiếp lên đó.
Gỗ MDF có công dụng gì?
Hiện nay, ứng dụng của MDF được sử dụng rộng rãi với nhiều chủng loại khác nhau. Với tấm MDF dùng trong nhà thì có thể sử dụng để sản xuất những sản phẩm nội thất như bàn ghế, tủ, kệ, giường, … MDF dùng ngoài trời thì có khả năng chịu nhiệt và chị sự ẩm ướt như dùng làm ghế ngoài trời, cột hay biển hiệu, …
Ngoài ra còn có những tấm MDF mặt trơn, bạn có thể sơn màu lên chúng để sử dụng làm tấm trang trí hay tấm vách, kệ nhỏ, … Tấm MDF không trơn thì dùng làm vật liệu trang trí hay đóng thành phẩm sau khi phủ một lớp như Melamine, Veneer, …